Răng cửa không chỉ có chức năng ăn nhai mà còn giữ vai trò thẩm mỹ rất quan trọng. Vì vậy, nếu răng cửa bị lung lay mà không có biện pháp khắc phục kịp thời, nguy cơ mất răng là rất lớn, thậm chí ảnh hưởng tới vẻ đẹp của hàm răng và khuôn mặt.
1. Nguyên nhân khiến răng cửa bị lung lay
Răng cửa to, mỏng hơn so với các răng khác nhưng lại giữ vai trò quan trong trong việc cắn thức ăn. Răng cửa cũng là răng nằm ở vị trí nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất trong tất cả các răng. Chính vị vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng cửa bị lung lay.
– Răng cửa bị lung lay do bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu
Việc cắn xé thức ăn thường tập trung vào răng cửa, nên thức ăn dễ bị giắt lại trên răng. Nếu không được loại bỏ thức ăn thừa và làm sạch các mảng bám, vi khuẩn sẽ tấn công răng gây nên tình trạng sâu răng, viêm nhiễm nướu. Khi cấu trúc răng bị phá hủy do sâu răng, các mô nướu bị viêm nhiễm sẽ dần tách khỏi răng sẽ khiến răng cửa bị lung lay.
– Răng cửa bị lung lay do tai nạn, chấn thương mạnh
Đây cũng là nguyên nhân thường xảy ra do ăn cắn phải thức ăn cứng, dai khiến răng bị tổn thương mạnh. Hoặc do bị ngã, va đập, tai nạn khiến dây chằng bị đứt, răng bị tổn thương và không còn được neo giữ vững.
Trong các nguyên nhân trên, thì răng của bị lung lay hầu hết là do mắc phải bệnh lý răng miệng nào đó làm răng yếu đi và không còn vững chắc. Một trong những dấu hiện thường thấy đó là chân răng bị chảy máu, phần nướu chuyển sang màu đỏ hồng hoặc tím do bị viêm nhiễm, tổn thương, nguy cơ mất răng là rất cao.
2. Cách khắc phục răng cửa bị lung lay hiệu quả
Tùy vào từng trường hợp, sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng răng cụ thể, nha sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trì cho phù hợp và đạt kết quả tốt nhất.
* Răng cửa bị lung lay do bệnh lý răng miệng
– Lấy cao răng, loại bỏ mảng bám là cách làm hiệu quả nhất trong việc điều trị viêm nướu, viêm nha chu. Vì nguyên nhân chính gây nên tình trạng nướu viêm nhiễm và tách khỏi chân răng là do vi khuẩn tấn công làm viêm nướu. Nướu khỏe mạnh, hết viêm sẽ ôm khít vào chân răng, răng sẽ chắc khỏe trở lại và không còn tình trạng lung lay.
– Nếu viêm nha chu nặng hình thành túi mủ, gây áp xe chân răng, tụt nướu, khi đó bạn cần được điều trị nha khoa chuyên sâu bằng cách làm sạch túi mủ để loại bỏ hết vi khuẩn gây viêm nhiễm, có thể phải thực hiện ghép nướu.
– Trường hợp sâu răng hình thành lỗ lớn, phá hủy cấu trúc răng hoặc viêm tủy nặng làm răng yếu đi, không còn vững chắc, các bác sỹ sẽ thực hiện chữa tủy, sau đó hàn trám lại lỗ sâu để ngăn không cho vi khuẩn tấn công, đồng thời giúp bảo tồn răng. Nếu sâu răng, viêm tủy nặng và việc điều trị giúp bảo tồn răng không khả thi, bác sỹ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh gây biến chứng nguy hiểm.
* Răng cửa bị lung lay do tai nạn, chấn thương
– Răng lung lay nhẹ, không bị lún do cắn phải thức ăn quá cứng hoặc quá dai, khi đó bạn nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng để tránh viêm nhiễm, đồng thời theo dõi kỹ tại nhà. Bạn nên chuyển sang ăn thức ăn mềm, lỏng trong vài ngày, tránh nhai cắn tại vị trí răng cửa bị lung lay để răng dần phục hồi. Nếu dấu hiệu bất thường như chảy máu quá nhiều, sưng viêm, bạn nên tới ngay cơ sở nha khoa để kiểm tra.
– Răng cửa bị lung lay, lún sâu và ổ răng hoặc trồi dài ra ngoài, bác sỹ sẽ dùng nẹp chuyên dụng để cố định răng trong vài tuần. Răng sau khi được nẹp cố định sẽ dẫn phục hồi và chắc khỏe trở lại.
Trong trường hợp xấu nhất, răng cửa bị lung lay mà không thể bảo tồn được răng, buộc phải chỉ định nhổ thì nên thực hiện phục hình răng để vừa đảm bảo chức năng ăn nhai, vừa đem lại thẩm mỹ cho hàm răng, nụ cười.
Bạn có thể áp dụng biện pháp trồng răng sứ hoặc làm cầu răng, tuy nhiên phương pháp cấy ghép implant hiện nay là hiệu quả nhất. Việc cấy ghép răng implant không những giúp phục hình răng cửa đã mất, mà còn ngăn tình trạng tiêu xương ổ răng.
Mặc dù, răng lung lay rất nguy hiểm nhưng bạn không nên quá lo lắng vì điều này có thể khắc phục được nếu tìm được nguyên nhân và có phương pháp chữa trị phù hợp. Do vậy, nếu thấy dấu hiệu răng cửa bị lung lay, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sỹ nha khoa giỏi kiểm tra và chữa trị sớm nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét