Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng nhưng phổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây:
+ Sâu răng: Là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới tình trạng đau răng khi vi khuẩn tác dụng vào thức ăn còn sót lại trên răng tạo ra các axit, axit sẽ làm mòn các mô răng và làm cho quá trình mất khoáng diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, nếu răng sâu nặng còn có thể gây nên những tổn thương tủy có thể dẫn đến chết tủy, gây nhiễm trùng răng (áp xe răng).
+ Viêm nướu, viêm nha chu: Đây chính là trường hợp viêm mô mềm (nướu) và tiêu bất thường xương ổ răng bao quanh và nâng đỡ răng. Viêm nướu chủ yếu do các vi khuẩn phát sinh trên các mảng bám gây nên khiến cho nướu bị sưng nhức, lâu ngày có thể dẫn đến viêm nha chu rất nguy hiểm.
+ Mọc răng khôn: Đau nhức là tình trạng cơ bản khi mọc răng khôn. Tuy nhiên, đau nhức kéo dài do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì tốt nhất nên nhổ bỏ.
+ Viêm khớp thái dương hàm: do nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp làm mất cân bằng giữa xương sọ và xương hàm dưới tạo nên những cơn co thắt, mỏi cơ theo chu kỳ.
Làm sao để hết đau răng một cách triệt để cần dựa trên quy trình thăm khám cụ thể của nha sỹ trước tiên để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này là gì? Từ những nhận định chính xác về nguyên nhân đó, nha sỹ sẽ có chỉ định về cách điều trị ra sao. Các cách làm giảm ê buốt răng và cách làm hết đau răng dân gian chỉ có thể giảm đau nhức tạm thời mà không giải quyết tận gốc được vấn đề.
+ Làm sao để hết đau răng khi mọc răng khôn: Răng khôn khi đau nhức sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để giảm sưng tiêu viêm nhưng đối với trường hợp răng khôn mọc ngầm thì cần được nhổ bỏ để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
+ Làm sao để hết đau răng răng bị viêm nướu: Lấy cao răng sẽ là thủ thuật đầu tiên được tính đến để bảo tồn răng. Cách làm hết nhức răng này có mục đích chính là loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn lưu trú trên răng, khi cao răng được làm sạch thì phần nướu bị viêm sẽ dần hồi phục. Có thể kết hợp lấy cao răng với điều trị bằng thuốc kháng sinh để giảm sưng tiêu viêm. Trường hợp nha chu bị viêm nhiễm quá nặng, không thể điều trị theo cách thông thường, nha sỹ cần tiến hành ghép vạt nướu để phục hồi phần nướu bị viêm.
+Làm sao để hết đau răng bị sâu nặng và chấn thương gây vỡ mẻ: Răng sâu nặng, đặc biệt là khi viêm tủy sẽ được điều trị bằng nhổ răng hay nội nha. Nội nha là thủ thuật lấy mô tủy chết (do đó tách được hay loại bỏ nhiễm trùng) và thay thế tủy bằng một vật liệu trơ.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là sau khi điều trị răng sâu bằng cách nạo sạch vết sâu hay nội nha lấy tủy thì phương pháp nào cần được thực hiện để bảo tồn răng? Khi mô răng bị mất ít thì hoàn toàn có thể sử dụng hàn trám để phục hình răng. Tuy nhiên, khi răng bị đau nhức nhiều do mất mô lớn, cấu trúc răng bị tổn thương nặng thì tốt nhất nên bọc răng sứ.
Phương pháp bọc sứ là cách hỗ trợ điều trị sâu răng khá tốt khi có thể bảo tồn được răng thật tối đa. Mão sứ bao bọc toàn bộ phần thân răng thật từ mặt nhai cho đến sát nướu nên giúp hạn chế được những tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn hay hóa chất tác động đến mô răng bị tổn thương.
Sau quá trình điều trị thông qua nạo vết sâu, bọc sứ và có thể kết hợp với một số loại thuốc, tình trạng răng đau nhức cũng bạn có thể được cải thiện đáng kể. Đây cũng được coi là phương pháp tốt nhất để phục hình và giảm đau trong trường hợp răng bị chấn thương, vỡ mẻ lớn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi chân răng còn tốt và răng bị vỡ mẻ không quá nửa.
Trường hợp răng đau nhức và có nhiều biến chứng mà không thể bảo tồn thì nhổ răng là biện pháp cần được tính đến. Hiện nay, với kỹ thuật mới, nhổ răng diễn ra đơn giản và hạn chế biến chứng tối đa.
Sau khi răng nhổ bỏ thì trồng răng cần được tiến hành càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo ăn nhai cũng như thẩm mỹ tối đa cho khuôn hàm. Trồng răng Implant đang là giải pháp hàng đầu cho tình trạng mất răng. Kỹ thuật mới giúp phục hình cả chân răng và thân răng trên nên đảm bảo lực nhai duy trì tốt, bền chắc hơn so với làm cầu răng và có thể hạn chế được tình trạng tiêu xương tối đa. Đặc biệt, nếu phục hình với công nghệ Implant 4S thì hiệu quả của răng giả có thể lên tới 20 năm, thậm chí vĩnh viễn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét