Nhổ răng khôn không đau an toàn bằng sóng siêu âm Piezotome giúp loại bỏ các cơn đau khó chịu do viêm nhiễm khi răng mọc không đúng, mang lại cho bạn cảm giác thư thái.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 hoặc răng cối thứ 3, thường mọc cuối cùng trên cung hàm của người trưởng thành. Răng khôn mọc thường gây đau, sốt nhẹ nhưng bạn hãy yên tâm vì đây chỉ là cảm giác tạm thời và tình trạng này sẽ biến mất khi răng mọc hoàn toàn.
Răng khôn có cần phải nhổ bỏ không?
Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm khi mà các răng vĩnh viễn khác và xương hàm đã phát triển hoàn thiện nên thường không đủ chỗ nên răng thường mọc ngầm, mọc kẹt hoặc mọc lệch về phía răng bên cạnh và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trên thực tế, răng khôn không có vai tròn quan trọng trong việc ăn nhai nên bạn cũng đừng lo lắng khi chiếc răng này được bác sĩ chỉ định nhổ.
Một số biến chứng khi răng khôn mọc lệch ngầm
Viêm nhiễm tại chỗ
Răng khôn do mọc trong cùng nên rất khó để làm sạch nên thường tích tụ mảng bám, vi khuẩn gây viêm nhiễm, biểu hiện của bệnh thường là đau, sưng tấy, có mủ, hôi miệng. Nếu không được điều trị triệt để thì sẽ tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nặng hơn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Gây tổn thương răng bên cạnh
Răng số 7 hay răng cối thứ 2 là răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Răng khôn khi mọc lệch sẽ làm tiêu 1 phần thân hoặc chân răng này, bên cạnh đó khe hở giữa răng khôn và răng số 7 rất dễ dính thức ăn nên thường gây sâu răng, khiến răng này không thể giữ lại được.
Gây u, nang xương hàm
Những nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng và ung thư xương hàm…
Răng khôn có gây rối loạn về phản xạ, cảm giác không?
Nếu răng khôn mọc chèn ép vào dây thần kinh thì sẽ gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm, gây hội chứng giao cảm: đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Theo bác sĩ nha khoa, các trường hợp sau cần phải đi nhổ răng khôn:
- Nếu tình trạng đau nhức, mệt mỏi, không thể sinh hoạt bình thường khi răng khôn mọc thì nên đến gặp bác sĩ để khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
- Răng khôn rất khó vệ sinh, chăm sóc nên thường tích tụ nhiều vi khuẩn gây sâu răng. Do đó, để tránh gây viêm nhiễm và các bệnh răng miệng khác.
- Răng khôn nên được nhổ trước tuổi 20 vì lúc này chân răng ít phát triển, ít biến chứng.
Chi phí nhổ răng khôn giá khoảng bao nhiêu tiền?
Trước khi quyết định nhổ răng nhiều bệnh nhân rất băn khoăn và lo lắng về giá nhổ răng, phải bỏ ra bao nhiêu tiền để cắt đứt cơn đau. Sau đây, bạn có thể tham khảo bảng giá nha khoa về dịch vụ nhổ răng của Nha Khoa Sài Gòn B.H
Máy siêu âm PiezotomeLưu ý: bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn sẽ được khám, tư vấn và báo giá trước khi tiến hành điều trị.
Máy nhổ răng Piezotome, sử dụng công nghệ Piezo-Ultrasonic để nhổ răng, tạo hình xương, ghép xương, … Các mũi siêu âm sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc tác động lên các mô cứng nhưng không làm tổn thương các mô mềm. Sự biến điệu tần số mang đến sự êm dịu cho các mô trong quá trình cắt xương, giúp tái tạo tế bào một cách tối ưu giảm bớt những cơn đau sau phẫu thuật, làm lành vết thương tốt và nhanh hơn.
Quy trình nhổ răng khôn tại nha khoa Sài Gòn B.H
Khám tổng quát và tư vấn
Bác sĩ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn, chụp phim X – Quang để kiểm tra hình dạng, kích thước, vị trí của răng khôn có ảnh hưởng gì đến các răng khác hay không.
Gây tê và nhổ răng
Bạn sẽ được sát khuẩn khoang miệng để đảm bảo răng nhổ trong môi trường sạch khuẩn và gây tê. Tùy theo vị trí mọc của răng mà quyết định có cần khoan xương không. Trong suốt quá trình nhổ răng, máy siêu âm Piezotome sẽ tích cực làm mát, giảm đau xung quanh răng.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám
Sau khi nhổ răng, bạn sẽ được bác sĩ khâu vết nhổ lại và cho cắn bông để cầm máu. Bên cạnh đó để cho bệnh nhân yên tâm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm và hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà, kiêng cữ thế nào và hẹn lịch tái khám để kiểm tra theo dõi.
Sau khi nhổ răng không đau nên chăm sóc răng miệng thế nào?
Sau khi nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức một chút nên hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ:
- Cắn chặt bông nửa giờ rồi nhả ra.
- Không súc miệng, khạc nhổ suốt buổi.
- Không ăn uống thức ăn, đồ uống nóng.
- Không được ngậm nước muối.
- Ăn uống bình thường, không nhai mạnh ở vùng nhổ răng.
- Không được chùi màng trắng nơi vết nhổ răng.
- Uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ.
- Nếu có bất thường như chảy máu nhiều, sưng tấy lớn, đau kéo dài,… hãy trở lại tái khám
Cam kết cắt đứt mọi cơn đau và mang lại nụ cười tươi tắn
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ bác sĩ của Nha Khoa Sài Gòn B.H nhổ răng trong môi trường vô trùng khử khuẩn tuyệt đối bằng máy siêu âm Piezotome an toàn, nhẹ nhàng và không đau. Chúng tôi sẽ mang lại cho bạn nụ cười thoải mái và cắt đứt mọi cơn đau răng của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi hôm nay để được đội ngũ chuyên viên và bác sĩ tư vấn chi tiết và cụ thể.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét